Phong cách tối giản MINIMALISM trong thiết kế nội thất và kiến trúc

Phong cach toi gian ELITE DECOR 4 scaled

Phong cách tối giản Minimalism (phong cách nội thất tối giản) hiện đang được ưa chuộng bởi sự tinh tế và giản dị trong không gian mà nó mang lại. Hôm nay hãy cùng ELITE DECOR tìm hiểu về các đặc điểm cũng như xu hướng thiết kế mới nhất  của phong cách tối giản hiện nay qua bài viết dưới đây!

1. Phong cách tối giản Minimalism tối giản là gì?

Minimalism – hay tối giản là một phong trào nghệ thuật phát triển mạnh mẽ ở Mỹ ở những thập niên 60, 70. Đây là xu hướng thiết kế hiện đại, nhấn mạnh việc giảm thiểu đến tối đa các chi tiết thừa, chỉ giữ lại những phần thật cần thiết, cùng việc hạn chế sử dụng màu sắc trang trí là đặc trưng nổi bật dễ nhận diện nhất của xu hướng này.

2. Phong cách Minimalism trong kiến trúc

Được biết đến như cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản, Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) – vị kiến trúc sư đại tài người Đức đã đặt nền móng cho phong cách tối giản, với không gian đơn giản, được tối giản hóa hoa văn và đường nét,…

Phong trào trở nên phổ biến vào cuối những năm 1980 ở London và New York, khi các nhà thiết kế kiến trúc được những chủ showroom thời trang yêu cầu sử dụng những bề mặt màu sáng, ánh sáng lạnh và những khoảng trống không bị che khuất với rất ít vật dụng và nội thất để tạo một không gian trống trải, hướng mọi sự chú ý vào sản phẩm trưng bày của họ.

Phong cách tối giản trong kiến trúc tuân thủ theo châm ngôn đầy súc tích “Less is more” (tạm dịch: ít nhưng lại là nhiều, càng ít càng tốt), có nghĩa là đơn giản tận cùng nhưng vẫn có thể truyền trải những giá trị độc đáo về thẩm mỹ.

3. Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất

Sức hút của phong cách nội thất tối giản chính là sự đơn giản và tinh tế của phong cách này. Nội thất không mang nhiều chi tiết, có thể nói là được giản lược tối đa, chỉ giữ lại những đường nét cần thiết cho không gian. Việc giảm số lượng chi tiết mang đến một không gian thông thoáng và hài hòa nhất.

Phong cách tối giản rất thịnh hành tại các nước Châu Âu từ thập niên 90 đến nay. Không những vậy nó còn lan rộng ra các nước khu vực châu Mỹ. Tại khu vực châu Á, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên tiếp xúc với phong cách này.

4. Những đặc điểm của không gian theo phong cách Minimalism

4.1 Phong cách thiết kế tối giản ủng hộ những gam màu trung tính và sự hạn chế về mặt màu sắc

Các gam màu trung tính hoặc các gam màu trầm thường đóng vai trò màu nền để tăng giá trị các màu sắc xung quanh, qua đó tạo ra không gian thoáng đãng và sang trọng.

Các tone màu tương phản được phối kết hợp một cách tinh tế, chẳng hạn như đồ nội thất màu sắc đậm như bàn cà phê, giường ngủ hay sofa…được đặt liền kề với tấm thảm trải sàn trang trí có màu nhạt phía dưới.  

Không gian phòng ngủ theo phong cách tối giản được thiết kế để tránh gây phân tâm, tạo ra cảm giác bình yên và nhẹ nhàng tìm đến giấc ngủ.

4.2 Tối giản hóa đồ nội thất

Đa phần các món đồ nội thất được sử dụng đều mang dáng dấp của nội thất hiện đại châu Âu với thiết kế đơn giản nhằm tạo nên sự hài hòa về tổng thể.

Đồ nội thất được sử dụng thường là nội thất thông minh, có thể tiết kiệm không gian và sử dụng với nhiều công năng khác nhau, đúng theo quan điểm bất hủ “less is more”. Phong cách nội thất Minimalism hạn chế sử dụng các đồ nội thất không cần thiết, rất hiếm gặp những chi tiết với mục đích trang trí trong một không gian minimalism. Mặc dù, bị hạn chế về số lượng và đường nét nhưng nội thất minimalism lại vô cùng tinh tế, đủ để không gian nhà bạn trở nên ấn tượng và nổi bật.

Vật liệu sử dụng cho phong cách tối giản thường có đặc điểm là đơn sắc, màu trung tính, bề mặt trơn nhẵn, ít chi tiết trang trí và các chất liệu được ưa chuộng là gỗ, đá nhân tạo,…

4.3 Ánh sáng – Nguồn sinh khí của phong cách tối giản

Việc hạn chế về màu sắc, số lượng và họa tiết trong không gian phòng sẽ được khắc phục bởi việc tận dụng ánh sáng hợp lý. Sử dụng ánh sáng như một phần của thiết kế nhằm tạo nên hiệu ứng thị giác ấn tượng, đồng thời tôn lên đường nét cơ bản và các hình khối trong kiến trúc căn nhà.

Trong ý tưởng thiết kế nguồn sáng cho ngôi nhà, ánh sáng tự nhiên luôn là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt khi được lọc qua các lớp rèm cửa, cành cây, tán lá…Chúng tạo nên hiệu ứng bóng đổ và các mảng màu, đường nét sắc sảo cho các đồ vật trong nhà.

Bên cạnh đó, nguồn sáng nhân tạo từ đèn trang trí cũng thường được bổ trợ cho ánh sáng tự nhiên. Chúng đóng vai trò quan trọng trong bố cục chung của ngôi nhà, vừa có tác dụng cấp sáng vừa là thành phần trang trí nội thất không thể thiếu. Các mặt phẳng, góc cạnh của tường và đồ nội thất sẽ dễ dàng trở nên nổi bật và ấm áp hơn bằng việc phối sáng đúng cách.

5. Nguyên tắc bố trí một không gian tối giản?

5.1 Tỉ lệ cân bằng giữa chi tiết và đơn giản

Thực tế việc định lượng trong bố trí các chi tiết và nội thất sao cho phù hợp với phong cách tối giản không hề dễ hàng. Các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế nội thất đã đề xuất tỷ lệ 30% – 70% giữa chi tiết và đơn giản trong bố trí nội thất để tạo ra sự cân bằng hướng tới phong cách tối giản của không gian sống.

Theo đó, diện tích ước lượng của phần chi tiết tương ứng với tỷ lệ khoảng 30% và diện tích ước lượng của phần đơn giản với tỷ lệ khoảng 70%. Nghệ thuật bài trí các vật dụng có độ chi tiết cao chính là cách tạo điểm nhấn cho căn phòng, hạn chế tính đơn điệu, nhàm chán sau một thời gian sử dụng.

5.2 Cách sử dụng màu sắc

Bên cạnh bố trí hài hòa về tỷ lệ vật thể trong không gian nhà, lựa chọn màu sắc tươi sáng, dịu nhẹ làm tone màu chủ đạo cho không gian sống.

Với Minimalsim, không nên sử dụng quá 4 gam màu trong cùng một không gian, tốt nhất chỉ sử dụng 3 màu (màu nền, màu chủ đạo và màu tạo điểm nhấn).

Màu trung tính chính là phần không thể thiếu đối với phong cách tối giản vì những đặc trưng riêng biệt của chúng: nhẹ nhàng, tinh tế và sang trọng. 

Hiện nay người ta phân loại màu trung tính thành 2 loại là màu trung tính nóng (màu kem, nâu) và màu trung tính lạnh (màu xám, ghi và trắng).

Ngoài ra, để làm nổi bật một số nột thất hoặc chi tiết làm điểm nhấn cho không gian phòng, có thể sử dụng tone màu trung tính nóng hoặc cân nhắc lựa chọn màu sắc nóng để tạo nên sự phá cách, tránh sự nhàm chán cho căn phòng. 

5.3 Tạo nên những khoảng trống

Khoảng trống ở đây xét đến phạm vi được tạo nên bởi các bề mặt ví dụ: trần nhà, sàn nhà, tường, bề mặt ghế sofa, mặt bàn,…

Để tạo được khoảng trống cần thiết, chủ nhân căn nhà có thể căn nhắc lược bỏ đi những vật dụng không thực sự cần thiết, đồng thời lựa chọn những vật dụng có bề mặt không quá chi tiết và ưu tiên vật dụng có nhiều công năng.

6. Phong cách thiết kế tối giản dành cho các không gian chính trong ngôi nhà

6.1 Phòng khách

Trong văn hóa người Việt Nam, phòng khách được bố trí phía trước và là trung tâm của ngôi nhà. Đây vừa là nơi tiếp khách, cũng vừa là nơi sum họp quây quần của mọi thành viên trong gia đình. Do đó, phòng khách được xem là không gian quan trọng bậc nhất của ngôi nhà, là nơi bình yên bên những người thân yêu.

Từ xưa, phòng khách thường được dùng để thờ cúng tổ tiên và tiếp khách. Để tôn lên vẻ đẹp của không gian này, chủ nhân thường thiết kế, bài trí công phu, trên các cột, kèo đều có chạm trổ hoa văn tinh tế, cửa chính thường được thiết kế rất rộng, đôi khi có liếp che.

Ngày nay, phòng khách tối giản vẫn đảm bảo được tiện ích, lịch sự và chỉn chu, bên cạnh vẻ tối giản vốn là đặc trưng của phong cách này.

Một số nội thất không thể thiếu đối với phòng khách minimalism chính là ghế sofa phòng khách, tranh treo tường cùng với tấm thảm trải sàn trang trí có tông màu trang nhã, họa tiết vừa phải, dịu mắt.

6.2 Phòng ngủ

Phòng ngủ là không gian quan trọng trong gia đình. Phòng ngủ được xem là khoảng không gian riêng tư của mỗi người. Phòng ngủ không chỉ là nơi nghỉ ngơi sau ngày dài vất vả, mà còn trở thành chốn thư giãn.

Một không gian trang nhã, hướng tới sự tối giản giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ. Loại bỏ đi những vật dụng quá chi tiết tạo nên sự sao nhãng và căng thẳng chính là điểm cộng khi thiết kế phòng ngủ tối giản. Trong đó, phòng ngủ được sử dụng các gam màu dễ chịu nhất, hạn chế sử dụng nhiều đồ vật tạo sự chật chội.

Khi theo đuổi phong cách tối giản, bạn không nên chú trọng về lượng, mà tập trung cho chất. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn bộ chăn, ga, gối, đệm để tận dụng được khoảng không và tạo điểm nhấn cho trái tim của căn phòng.

Hãy cân nhắc về việc lựa chọn một tấm thảm trải sàn trang trí êm ái màu trung tính để nâng niu đôi bàn chân và tạo những bước đệm đầu tiên cho ngày mới đầy hứng khởi.

6.3 Phòng bếp

Bên cạnh phòng khách, phòng bếp là nơi quây quần để thưởng thức những món ăn ngon và sự bình yên bên những người thân yêu.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy một trong những nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam chính là nhà bếp được thiết kế chung cùng với phòng ăn. Nó giúp tiết kiệm được không gian và sự thuận tiện qua mỗi bữa ăn.

Ở phòng bếp tối giản, bếp thường được thiết kế mở, cùng với bàn ăn tạo nên một không gian đầy đủ tiện nghi và không phải đi lại quá nhiều khi tổ chức bữa ăn gia đình. 

7. Kết luận

Với những chia sẻ trên đây của ELITE DECOR, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về những đặc điểm chính của phong cách nội thất Mininalism. Nếu bạn yêu thích và muốn áp dụng phong cách này vào chính ngôi nhà của mình, hãy tham khảo các mẫu thảm trải sàn trang trí nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ được thiết kế dành riêng cho phong cách tối giản nhé. Chúc bạn sớm sở hữu một không gian mơ ước cùng sản phẩm thảm trải sàn trang trí đến từ ELITE DECOR.

Xem thêm:

Phong cách thiết kế tân cổ điển 

Phong cách nội thất Scandinavian

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *